Triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới tuy không phổ biến bằng bệnh lậu nhưng nguy hiểm hơn nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Nó là thủ phạm
gây ra vô số cái chết đau đớn cho con người.
Tên khoa học
của xoắn khuẩn giang mai là Treponema Pallidum. Trong cơ thể người, xoắn khuẩn
giang mai có thể tồn tại nhiều năm. Khi ra khỏi cơ thể chúng chỉ sống được
trong một thời gian ngắn.
Chúng bị tiêu
diệt nhanh chóng khi gặp nước xà phòng hoặc các chất xát trùng thông thường
khác. Trong các chai máu dự trữ, xoắn trùng giang mai có thể sống được ba đến
năm ngày.
Triệu chứng bệnh giang mai ở nam cũng khá phổ biến, nguyên nhân gây bệnh thoạt đầu gây tranh cãi khá lớn với các nhà khoa học khác nhau. Tuy nhiên, dần dần nguyên nhân chính yếu của bệnh giang mai là do một loại xoắn khuẩn gây ra.
Tiến triển của
bệnh giang mai có thể chia làm ba giai đoạn. Triệu chứng của bệnh trong mỗi
giai đoạn có khác nhau.
Giai đoạn một
Sau thời gian
ủ bệnh ba đến bốn tuần kể từ khi lây nhiễm xuất hiện một vết trượt loét trên
da. Vết trượt có hình dạng hơi tròn, màu hồng, không có mủ, không đau và có
kích thước bằng hạt nhãn, đôi khi chỉ bằng hạt đỗ xanh. Vết trượt được gọi là
"săng".
Do săng đặc cứng
bên trong nên khi sờ vào có cảm giác trơn tuột. ở nam giới, săng thường xuất hiện
trên dương vật, bìu, miệng, môi, ngón tay, cổ họng, lưỡi. Ở nữ giới săng xuất
hiện ở quanh bộ phận sinh dục, vú, miệng, môi, ngón tay, cổ họng, lưỡi. Đôi khi
săng nằm rất sâu trong âm đạo hoặc cổ tử cung nên rất khó phát hiện.
Một dấu hiệu
khác của bệnh giang mai ở nữ giới, cũng như nam giới là sau khi săng xuất hiện khoảng bảy đến mười ngày các hạch ở gần
khu vực săng xuất hiện sưng lên, thường là sưng các hạch bẹn, nách và cổ.
Sau đó, săng
sẽ tự biến mất trong vòng một đến năm tuần nhưng hạch vẫn còn sưng vài tháng
sau nữa mới hết. Thời kỳ này rất dễ lây truyền vì vết loét (săng) nhung nhúc xoắn
khuẩn giang mai.
Giai đoạn hai
Xoắn khuẩn tiếp
tục xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu và chỉ sau vài tháng chúng đã lan tràn ra khắp
cơ thể. Biểu hiện đặc trưng của giai đoạn này là sự xuất hiện vô số các nốt ban
đỏ trên khắp bề mặt da của cơ thể.
Ban đỏ tập
trung nhiều ở bẹn, hai bên sườn, lưng, bụng, lòng bàn tay, bàn chân. Các nốt
ban này không ngứa, không đau, nhiều khi dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng phát ban
do dị ứng ngoài da.
Cổ họng của
người bệnh thường rất đỏ nhưng không đau, giọng nói trở nên khàn hơn. Bộ phận
sinh dục, đặc biệt là bộ phận sinh dục nữ ẩm ướt hơn các vùng khác trên cơ thể
nên các nốt ban có thể liên kiết tạo thành mảng trông giống như bề mặt của cái
súp lơ.
Bề mặt của
các mảng đó có thể bị loét ra và chứa đầy xoắn khuẩn giang mai. Một triệu chứng
khác của giang mai thời kỳ này là rụng tóc. Tóc có thể rụng từng đám hoặc rụng
từng nhúm nhỏ, do vậy phần tóc còn lại trên đầu trông giống như bị gặm nham nhở.
Các khớp
xương do bị xoắn khuẩn tấn công nên bị sưng và đau. Trong giai đoạn hai này,
giang mai rất dễ lây truyền sang người khác, chỉ cần đụng chạm, tiếp xúc với
vùng nổi sần đỏ cũng có thể bị lây bệnh.
Người bị bệnh
giang mai có thể truyền xoắn khuẩn giang mai sang cho người khác từ mọi bộ phận
cơ thể chứ không nhất thiết phải qua đường quan hệ tình dục.
Giai đoạn ba
- Giai đoạn tàng ẩn
Đây là giai
đoạn giang mai không triệu chứng nghĩa là bệnh không thể hiện triệu chứng ra
bên ngoài. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bệnh giang mai vẫn đang tiến triển. Xoắn
khuẩn giang mai chuyển hướng tấn công vào bên trong cơ chể gây tổn thương ở
não, tuỷ sống, tim, mạch máu, xương và các nội quan khác.
Nguồn: sưu tầm
Đăng nhận xét